BIỆN PHÁP THI CÔNG THÁO DỠ NHÀ PHỐ AN TOÀN

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Thi công phá dỡ nhà phố là công đoạn phức tạp, liên quan đến cả công trình cũ và công trình lân cận. Việc lựa chọn biện pháp thi công phá dỡ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn lao động và tiến độ hoàn thiện công trình. Dưới đây là thông tin cơ bản của 2 biện pháp thi công tháo dỡ nhà phố được sử dụng phổ biến nhất.

 

1. Các biện pháp thi công tháo dỡ nhà phố hiện nay

Tùy theo đặc thù của từng công trình (vị trí, kết cấu, chiều cao,quy mô…), chủ nhà có thể lựa chọn thi công phá dỡ nhà phố thủ công hoặc sử dụng máy móc, xe cơ giới.

1.1. Thi công tháo dỡ nhà phố thủ công

Thi công tháo dỡ nhà phố thủ công là biện pháp thực hiện tất cả các công việc bằng sức người. Theo đó, công nhân sẽ sử dụng các dụng cụ như búa, máy khoan cầm tay,... để phá bỏ từng phần của ngôi nhà.

Biện pháp này được áp dụng phổ biến cho công trình nhà phố nằm trong ngõ, ngách, hẻm nhỏ mà xe cơ giới không thể đi vào được. Bên cạnh đó, thi công tháo dỡ thủ công cũng được áp dụng trong trường hợp các công trình nhà lân cận đã xuống cấp, có nguy cơ rủi ro cao nếu có rung chấn lớn.

Sử dụng biện pháp thi công phá dỡ nhà phố thủ công, chủ nhà sẽ phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí nhân công. Hiệu quả san phẳng mặt bằng cũng không được đảm bảo 100%. Các công trình nhà phố thường cao tầng nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mất an toàn lao động. Do đó, khi thực hiện biện pháp này, chủ nhà cần nhắc nhở nhà thầu trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ cho công nhân.

Biện pháp thi công tháo dỡ nhà phố thủ công thực hiện tất cả các công việc bằng sức người

1.2. Thi công tháo dỡ nhà phố bằng máy móc, xe cơ giới

Với biện pháp thi công tháo dỡ nhà phố bằng máy móc, tất cả các công việc phá dỡ sẽ sử dụng các loại xe cơ giới như máy xúc, máy ủi, hàm cắt bê tông thuỷ lực,… Công trình sẽ được phá dỡ lần lượt theo chiều từ trên xuống dưới.

Thi công tháo dỡ nhà phố bằng máy móc, xe cơ giới giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời không tiêu tốn nhiều sức lao động của con người. Biện pháp này có thể ứng dụng ở những công trình tòa nhà lớn, có đường vào rộng thoáng.

Một số máy móc, xe cơ giới thường được sử dụng như:

  • Hàm cắt bê tông thủy lực: Phá dỡ dầm bê tông cốt thép
  • Đầu búa thủy lực: Phá dỡ bê tông khối lớn
  • Máy cắt bê tông bằng dây kim cương: Cắt khối bê tông lớn
  • Máy xúc: Phá dỡ tường
  • Máy ủi: Cán phẳng
  • Ngàm phá dỡ kết cấu gỗ: Phá những kết cấu gỗ
  • Kéo cắt phế liệu: Cắt khung thép

Biện pháp thi công tháo dỡ nhà phố bằng máy móc, xe cơ giới giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời không tiêu tốn nhiều sức lao động của con người

Thi công tháo dỡ nhà phố là bước đầu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà mới. Sau khi tháo dỡ, chủ nhà sẽ thực hiện xây dựng phần thô ngôi nhà

2. Quy trình thi công tháo dỡ nhà phố

Quy trình thi công tháo dỡ nhà phố được tiến hành theo 5 bước cơ bản như sau:

2.1. Bước 1: Tìm kiếm đơn vị phá dỡ công trình

Thi công phá dỡ nhà phố là công việc yêu cầu tính chuyên môn cao, cần được thực hiện bởi đội thợ giàu kinh nghiệm và có các trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ. Để quá trình này diễn ra an toàn và tiết kiệm, tốt nhất chủ nhà nên lựa chọn các đơn vị thi công phá dỡ uy tín. Chủ nhà có thể tham khảo một số tiêu chí lựa chọn đơn vị thi công sau:

  • Đơn vị thi công phá dỡ có giấy phép hoạt động và thông tin pháp lý rõ ràng, đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Đội ngũ thi công có chuyên môn và kinh nghiệm, có thể đưa ra những phương án hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu quá trình thi công.
  • Trang bị máy móc đảm bảo hiện đại, được bảo trì bảo dưỡng tốt để không phát sinh sự cố trong quá trình thi công.

Chủ nhà cần lưu ý đàm phán và làm rõ với nhà thầu phá dỡ về phạm vi công việc, các phần đồ đạc có thể tháo dỡ thu hồi cũng như các phần vật tư trên công trình như sắt thép, đường ống cũ, dây điện cũ sẽ thuộc sở hữu của bên nào. Chủ nhà cũng có thể yêu cầu nhà thầu thanh lý các vật tư này và cấn trừ vào chi phí phá dỡ của chủ nhà.

Thi công phá dỡ nhà phố là công việc yêu cầu tính chuyên môn cao, cần được thực hiện bởi một đội thợ giàu kinh nghiệm

Thi công phá dỡ nhà phố là công việc yêu cầu tính chuyên môn cao, cần được thực hiện bởi một đội thợ giàu kinh nghiệm

2.2. Bước 2: Chuẩn bị phá dỡ nhà phố

Nhà thầu cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy tờ trước khi bắt đầu công việc thi công phá dỡ nhà phố. Các hạng mục cần chuẩn bị cụ thể như sau:

1 - Chuẩn bị hồ sơ để xin cấp phép phá dỡ công trình

Để được cấp phép phá dỡ công trình nhà phố, chủ nhà cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ trình xin xét duyệt phương án phá dỡ công trình, phải bao gồm đầy đủ các nội dung như: thông tin chủ nhà, quy mô công trình, vị trí, căn cứ pháp lý (Bản chính).
  • Phương án phá dỡ nhà phố (Bản chính)
  • Dự toán phá dỡ nhà phố (Bản chính)
  • Báo cáo thẩm tra phương án phá dỡ nhà phố (Bản chính)
  • Chứng chỉ chuyên môn của nhà thầu đảm nhận công việc thi công phá dỡ công trình nhà phố (Bản sao)
  • Đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập phương án phá dỡ; đơn vị thẩm tra phương án phá dỡ (Bản chỉnh)
  • Tùy từng trường hợp sẽ có các giấy tờ bổ sung riêng.

*Ví dụ: Với công trình nhà phố từ 2 tầng trở lên, trong bộ hồ sơ, chủ nhà cần chuẩn bị thêm:

  • Bản thuyết minh chi tiết
  • Bản vẽ biện pháp thi công phá dỡ công trình nhà phố

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ nhà sẽ tiến hành nộp tại Ủy ban nhân dân cấp Quận (Huyện) trong khu vực. Nếu hồ sơ đã chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết, cán bộ sẽ tiếp nhận và hẹn ngày để trả kết quả. Sau tối đa 15 ngày làm việc, chủ nhà sẽ nhận được kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

2 - Ký cam kết với các hộ gia đình thuộc công trình lân cận

Khi có căn hộ liền kề, chủ nhà và đơn vị thầu cần thực hiện khảo sát, đo đạc hiện trạng của các công trình lân cận. Kết quả đo lường này sẽ được thể hiện bằng bản vẽ và có chữ ký của chủ các căn nhà đó.

Phương án phá dỡ cần được các chủ nhà lân cận đồng ý. Nếu họ không đồng thuận, không hợp tác hoặc cố tình cản trở công việc, chủ nhà nên báo cáo với chính quyền để kịp thời có biện pháp xử lý.

Lưu ý: Chủ nhà nên chụp lại ảnh hiện trạng xung quanh công trình với hàng xóm lân cận để đánh giá & cam kết tránh rủi ro cho công trình lân cận. Trong quá trình thi công phá dỡ nhà phố, nếu có tác động gây hư hại cho công trình lân cận, chủ nhà cần phải có biện pháp khắc phục và bồi thường.

Khi có căn hộ liền kề, chủ nhà và đơn vị thầu cần thực hiện khảo sát, đo đạc hiện trạng của các công trình lân cận

Khi có căn hộ liền kề, chủ nhà và đơn vị thầu cần thực hiện khảo sát, đo đạc hiện trạng của các công trình lân cận

3 - Thực hiện các công việc để bắt chuẩn bị bắt đầu thi công phá dỡ nhà phố

Sau đây là một số công việc mà chủ nhà và đơn vị thi công cần chuẩn bị trước khi tiến hành công tác tháo dỡ nhà phố:

  • Lắp dựng dàn giáo và lưới chắn bụi xung quanh ngôi nhà.
  • Đóng hệ thống điện nước
  • Chuẩn bị các công cụ và máy móc cần thiết
  • Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công

Chuẩn bị lắp dựng giàn giáo xung quanh tòa nhà

Chuẩn bị lắp dựng giàn giáo xung quanh tòa nhà

2.3. Bước 3: Thi công phá dỡ nhà phố

Với công trình nhà phố không nằm trong các ngõ hẻm quá sâu, đơn vị thi công thường kết hợp 2 biện pháp tháo dỡ. Các công việc chính trong quá trình phá dỡ có thể kể đến như:

  • Thợ thi công dùng máy bắn phá bỏ từng phần sàn, trụ, đà của từng lầu nhà phố.
  • Tạo lỗ thông sàn thẳng đứng cho tất cả các tầng lầu, để vận chuyển xà bần (phế thải xây dựng) xuống dưới,
  • Phần móng và bể ngầm của công trình nhà phố sẽ được phá dỡ bằng máy khoan kết hợp với các công cụ đục phá thủ công. Khi phá dỡ phần ngầm, cần phải hết sức lưu ý tránh làm ảnh hưởng tới các công trình lân cận. Trong trường hợp cần thiết, phải bố trí thêm các hệ cừ thép, văng chống trong khi phá dỡ các hạng mục này để đảm bảo an toàn cho công trình liền kề.
  • Cuối cùng, công nhân thi công lấp kín các hố đào và dọn dẹp để có mặt bằng hoàn thiện đẹp nhất phục vụ công trình xây mới.

Với công trình nhà phố không nằm trong các ngõ hẻm quá sâu, đơn vị thi công thường kết hợp 2 biện pháp tháo dỡ

Với công trình nhà phố không nằm trong các ngõ hẻm quá sâu, đơn vị thi công thường kết hợp 2 biện pháp tháo dỡ

2.4. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá

Sau khi thực hiện xong việc phá dỡ, đơn vị thi công phải thực hiện các bước kiểm tra, đánh giá và bàn giao cho chủ nhà. Công trình cũ đã được loại bỏ hoàn toàn và mặt bằng đã được thu dọn gọn gàng. Quan trọng hơn, nhà thầu cần kiểm tra lại toàn bộ công trình lân cận để đảm bảo không có tác động tiêu cực nào do việc phá dỡ gây ra, nhằm tránh những tranh chấp về sau.

2.5. Bước 5: Thanh toán và bàn giao mặt bằng

Khi đã xác nhận công việc tháo dỡ hoàn thiện đúng yêu cầu, chủ nhà tiến hành thanh toán và bàn giao với sự tham gia của đơn vị thi công. Sau đó, công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà phố mới sẽ bắt đầu (bao gồm các công việc tập kết vật liệu, dựng lán trại cho đội thợ thi công xây dựng…)

 

3. 5 lưu ý để đảm bảo an toàn trong thi công tháo dỡ nhà phố

Trong quá trình thi công tháo dỡ nhà phố, chủ nhà và đơn vị thi công nên chú ý các điều sau để đảm bảo an toàn và hoàn thiện công việc một cách thuận lợi nhất:

  • Khảo sát trước khi phá dỡ nhà phố: Đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát và có những đánh giá đúng đắn về tình trạng của nền, móng và đặc biệt là các kết cấu như: cột, dầm, sàn, và tường nhà phố.
  • Tính toán tính chịu lực của cột và dầm trước khi phá dỡ: Điều này để tránh cho ngôi nhà đang phá dỡ bị sụp đổ, gây mất an toàn cho công trình xung quanh.
  • Có biện pháp chống đỡ công trình lân cận: Đây là cách thức tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng đến các ngôi nhà phố xung quanh.
  • Kiểm tra tình trạng máy móc phục vụ thi công phá dỡ trước: Tránh trường hợp máy móc phát sinh hỏng hóc trong quá trình thi công, làm chậm tiến độ của công trình.
  • Hạng mục phá dỡ cần được che chắn: Việc che chắn kỹ càng bằng lưới hoặc bạt là vô cùng cần thiết để tránh văng bê tông nguy hiểm và hạn chế bụi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của công trình lân cận.

Việc che chắn kỹ càng bằng lưới hoặc bạt là vô cùng cần thiết để tránh văng bê tông nguy hiểm và hạn chế bụi 

 

Bài viết liên quan

0976.999.776